Hệ thống đặt vé online của VFF tê liệt vào sáng ngày 28/11.
Sáng nay, mạng xã hội Facebook hỗn loạn lời ca thán và chửi bới vụ bán vé online của VFF do website bán vé online “sập”, tê liệt ngay sau khi mở bán vé trận Việt Nam vs Philipines ngày 6/12 tới đây.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Thế Hùng, CEO Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam cho rằng bất kỳ ai làm web cũng biết ngay vấn đề của hệ thống này chính là cân bằng tải.
Nếu muốn hệ thống không tê liệt, phải thực hiện các nguyên tắc nhằm đảm bảo chia tải/cân bằng tải (thậm chí là cân bằng về cung và cầu).
Theo đó, đầu tiên là không mở bán vào giờ cao điểm. Trừ mục đích đảm bảo doanh số hoặc mục đích marketing, còn với dạng bán hàng “nóng” như vé bóng đá thế này thì không dại gì mở bán vào giờ cao điểm để chắc chắn hệ thống sẽ sập.
Thứ hai là liên quan đến công nghệ đảm bảo cân bằng tải. Việc này bây giờ không hề khó.
Việc thứ ba liên quan đến quy trình xử lý. Ví dụ: chỉ bán cho những người có thanh toán online, bán theo giai đoạn, bán theo lô, bán theo kiểu đấu giá...
" alt=""/>Chuyên gia công nghệ 'chỉ mặt' sự bất thường trong vụ web bán vé của VFF “sập toàn tập”Đứng vị trí thứ 17 trong tổng số 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, MobiFone cũng là một trong hai trong doanh nghiệp viễn thông có lợi nhuận cao nhất trong năm.
Thứ hạng doanh nghiệp trong bảng xếp hạng trên được đánh giá khách quan, độc lập dựa trên việc tính điểm trọng số, với các tiêu chí chính là: các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE, ROR); lợi nhuận trước thuế; doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng tài sản của MobiFone đạt 36.247 tỷ đồng, tăng tới 6.282 tỷ đồng so với hồi đầu năm, doanh thu thuần đạt 17.231 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.434 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của MobiFone tính đến hết tháng 6/2018 đạt 4.823 tỷ đồng.
2018 dù có nhiều khó khăn nhưng toàn thể tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động theo hướng phát triển, sáng tạo các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng, từng bước tái cơ cấu mô hình kinh doanh sang mô hình kinh doanh dịch vụ sản phẩm số. Dự kiến kết thúc năm 2018, MobiFone sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
![]() |
Trong xu hướng công nghệ 4.0 và sự chuyển dịch của lĩnh vực viễn thông thành các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin, MobiFone đã và đang bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, tìm kiếm những hướng đầu tư, kinh doanh mới, đồng thời tập trung vào những ứng dụng công nghệ mới như công nghệ 4.0, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet vạn vật) để cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng.
MobiFone và các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai các chính sách quan trọng của ngành viễn thông. Cụ thể, MobiFone đã thực hiện chuyển đổi thuê bao 11 số về 10 với hơn 10 triệu thuê bao 11 số được chuyển về 10 số; thực hiện chính sách khuyến mại đối với thuê bao trả trước theo quy định; tiếp tục ngăn chặn và loại bỏ SIM rác, tin nhắn rác và thu được những kết quả ấn tượng.
Đáng chú ý nhất là giữa tháng 11 vừa qua, MobiFone cùng với các nhà mạng lớn bắt đầu triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP) cho các thuê bao trả sau. Theo kế hoạch, từ 1/1/2019, MobFone và các doanh nghiệp viễn thông sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số cho các thuê bao trả trước.
Theo đại diện MobiFone, việc tiếp tục lọt top 20 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất trong 500 doanh nghiệp Việt Nam, đã một lần nữa khẳng định Tổng công ty Viễn thông MobiFone luôn là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp có năng suất lao động bình quân cao nhất cả nước, đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia, qua đó ghi nhận những đóng góp nổi bật của MobiFone vào nền kinh tế chung của cả nước cũng như đối với khối doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước nói riêng.
Ngọc Minh
" alt=""/>MobiFone vào top 20 DN lợi nhuận lớn nhất năm 2018